Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà

Đột quỵ, nguyên nhân hàng đầu của nhiều tình trạng bị tàn tật hay có thể là mất đi tính mạng ở con người. Nó mang đến cho một số người nỗi đau bất ngờ với nhiều hậu quả. Tuy nhiên, nếu như quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ được tiến hành một cách khoa học, thì người bệnh có thể hồi phục và hòa nhập lại với cuộc sống ban đầu. Vậy chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ như thế nào thì hãy cũng DrViet tìm hiểu.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà
Chăm sóc cho bệnh nhân sau đột quỵ

1. Bệnh đột quỵ là gì? Những cách nhận biết đột quỵ. 

     1.1. Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn có thể gọi là tai biến mạch máu não. Là hiện tưởng xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn không lưu thông được khiến cho mạch máu trong não bị vỡ đi. Não không được cung cấp máu, bị thiếu đi thành phần oxy và chất dinh dưỡng để có thể nuôi sống các tế bào. Sau đó các tế bào dần chết đi dẫn đến việc ảnh hưởng cơ thể hoặc có thể tử vong.

Khi bệnh đột quỵ đi qua sẽ mang lại nhiều hệ lụy trên cơ thể người bệnh. Những hệ lụy đó có lẽ khó khắc phục được như:

    • Rối loạn ngôn ngữ, khó nói chuyện được
    • Khó khăn trong quá trình ăn uống, nuốt thức ăn
    • Rối loạn về cơ thể, về vận động. Người bệnh khó vận động lại được như ban đầu. Cơ thể bị teo cứng hay là bị liệt nửa người, phải nằm một chỗ,…

Để phòng ngừa được loại bệnh tật như vậy tốt nhất thì người bệnh nên chú trọng các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. Chú ý các dấu hiệu nhẹ để có thể khắc phục tình trạng bệnh khi bệnh chưa xảy đến.

Đồng thời đối với những bệnh nhân đã bị đột quỵ trước đó thì nên kiên trì, nỗ lực để khắc phục sức khỏe bản thân tốt hơn. Cùng việc chăm sóc, áp dụng một số phương pháp điều trị và tập luyện cần thiết.

     1.2. Những cách nhận biết đột quỵ

Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp đến với bạn có thể là cơn thiếu máu não thoáng qua. Dấu hiệu này thường sẽ báo cho bạn trước khi một tuần của cơn đột quỵ. Tuy nhiên nó sẽ không hiện hữu thời gian dài, chỉ khoảng 1 tiếng sau đó cơ thể sẽ tự hồi phục. Một số triệu chứng của việc thiếu máu não thoáng qua như là:

    • Bạn bị mất đi ý thức, khó thể nhận biết được mọi sự việc xung quanh.
    • Cảm thấy xay xẩm mặt mày, bị choáng váng chóng mặt.
    • Giọng nói của bạn bắt đầu thay đổi, khó có thể nói.
    • Miệng bị méo
    • Liệt một nửa người hoặc toàn cơ thể.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng nó chỉ là một dấu hiệu thoáng qua. Bên cạnh đó, không phải trường hợp đột quỵ nào cũng có dấu hiệu cảnh báo cho việc sắp xảy ra.

Đối với người bệnh đột quỵ mà có dấu hiệu cảnh báo trước thì cần được chữa trị kịp thời. Bởi, những dấu hiệu đó chỉ có thể dần rõ ràng và nặng nề hơn. Đột quỵ không có khả năng tự hồi phục.

2. Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà

Để có thể khắc phục được một phần nào đó của di chứng đột quỵ gây ra. Cần phải đưa ra phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà một cách tốt nhất. Đồng thời, bệnh nhân đột quỵ cần phải kiên trì. Áp dụng những chế độ chăm sóc và điều trị hợp lý. Cùng những bài luyện tập đặc biệt, áp dụng trong khoảng thời gian dài. Như vậy sẽ giúp người bệnh sau đột quỵ tốt hơn.

Cùng DrViet tìm hiểu một số phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ nhé!

     2.1. Chuẩn bị vật dụng y tế cần thiết cho bệnh nhân sau đột quỵ

Một số vật dụng cơ bản cho người bệnh sau đột quỵ. Hỗ trợ cho quá trình sinh hoạt người bệnh tốt hơn.

Giường y tế: Bệnh nhân sau đột quỵ đa số bị liệt một phần, hoặc liệt nửa người. Giường bệnh giúp bệnh nhân dễ thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Mà quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ được dễ dàng hơn. Giường bệnh luôn tích hợp các chức năng nâng đầu chân cho người khó di chuyển. Có thể sinh hoạt ăn uống hay vệ sinh ngay tại giường bệnh.

Xem thêm: Giường bệnh y tế phù hợp với người bệnh.

Xe lăn: Hỗ trợ cho người bệnh dễ dàng di chuyển ra ngoài trong các trường hợp cần thiết. Bệnh nhân sau đột quỵ có thể sử dụng xe lăn hút thở không khi bên ngoài hoặc di chuyển trong các trường hợp cần thiết.

Xem thêm: Xe lăn tay thường bánh căm tiêu chuẩn Lucass X – 75 

Đệm chống loét: Bệnh nhân nằm tại giường bệnh quá lâu, bị bí bách cơ thể. Nệm chống loét giúp bệnh nhân giảm đi tình trạng lở loét cơ thể. Giúp cho việc nghỉ ngơi tại giường bệnh một phần thoải mái hơn.

     2.2. Chăm sóc tâm lý người bệnh

Đối với tâm lý người bệnh sau đột quỵ, họ trở nên bất thường hơn. Bởi bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu và buồn chán vì bệnh tật. Sau khi tai biến mạch máu não xảy ra, người bệnh sẽ rơi vào trình trạng cơ thể bị liệt, khó vận động, rối loạn về cả ngôn ngữ. Mọi sinh hoạt hằng ngày của người bệnh cần phải phụ thuộc vào người chăm sóc. Bởi vậy nên tâm lý người bệnh sau đột quỵ trở nên yếu đuối, mặc cảm hơn.

Để chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tốt, giúp họ cải thiện tinh thần. Động viên, hỗ trợ cho người bệnh trong mọi hoạt động sinh hoạt. Giúp người bệnh có thể tự chăm sóc, tự sử dụng những vật dụng hỗ trợ cần thiết như việc tự ăn uống hay vệ sinh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn, khi mà có thể tự chủ động. Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ có thể sẽ khó khăn nhưng cần sự kiên trì.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ
Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân sau đột quỵ

     2.3. Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân sau đột quỵ

Để cho quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đợt quỵ được tốt hơn thì nên lưu ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh. Ngoài những việc chăm sóc hằng ngày, một thực đơn dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần cải thiện thể trạng người bệnh và ngăn ngừa tái phát bệnh. Chế độ ăn với 3 bữa chính và thức ăn nhẹ. Đi cùng với thực đơn dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, vitamin cần thiết. Việc đó sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân tốt hơn.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tai biến

Thực đơn dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

     2.4. Chế độ sinh hoạt, luyện tập tăng cơ hội hồi phục

Vận động cơ thể, giúp cơ thể được thoái mái cũng giúp bệnh nhân tốt hơn. Xây dựng một chế độ sinh hoạt với những bài luyện tập cơ bản. Giúp cho chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tốt hơn.

Đối với những bệnh nhân khó di chuyển, nằm một chỗ, cần được thay đổi tư thế thường xuyên.

Người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ nên xoa bóp các khớp tay chân, các bắp cơ để cho quá trình lưu thống máu trong cơ thể được dễ dàng. Ngăn ngừa được tình trạng teo cơ.

Đồng thời tùy mức độ mà người nhà nên kết hợp với các cơ sở y tế, đưa ra bài tập khoa học. Mỗi ngày chỉ cần tập cho người bệnh từ 2-3 lần và duy trì cho đến khi hồi phục.

     2.5. Sử dụng thuốc và tái khám thường xuyên

Đối với bệnh đột quỵ, nó rất dễ tái phát dù đã hồi phục. Nên để chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ, người nhà cần duy trì sử dụng loại thuốc theo bác sĩ bảo. Đồng thời thường xuyên chăm sóc và tái khám cho người bệnh. Để giúp giảm đi tình trạng tái phát bệnh đột quỵ. Người nhà cần theo dõi việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hằng ngày.

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà
Bệnh nhân sau đột quỵ nên thăm khám sức khỏe định kỳ

Nếu còn thắc mắc nào về sức khỏe, hãy để lại lời nhắn hoặc liên hệ ngay với DrViet qua 0862.199.787 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Dụng cụ Y Khoa DrViet

0/5 (0 Reviews)