Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Tại sao lại bị khó thở? Khi bạn cảm thấy mình không có đủ không khí, ngực rất căng, khó thở hoặc cảm giác như đang bị ngạt thở. Có thể là do bạn bị thừa cân, nhưng đôi khi do bạn vừa tập thể dục quá sức. Liệu nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng Drviet giải đáp câu hỏi này nào!
Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?
Nguyên nhân khiến bạn hay bị khó thở có thể là vì:
- Gặp vấn đề ở phổi. Ví dụ: Hen suyễn, bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD).
- Vấn đề về tim mạch, bệnh tim hoặc suy tim cũng là nguyên nhân.
- Nhiễm trùng đường hô hấp. Ví dụ: Bệnh bạch hầu, viêm phế quản, viêm phổi, Covid-19, cảm cúm, cảm lạnh,…
- Hoảng loạn, cảm giác lo lắng, bất an.
- Thiếu máu
- Người bị thừa cân.
- Người hút nhiều thuốc, có tiền sử hút thuốc.
Triệu chứng của người hay bị khó thở là gì?
Khó thở ở trường hợp mỗi người là khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây ra cho họ. Đôi khi cũng có một số triệu chứng giống và khác nhau. Một số triệu chứng khi khó thở bao gồm:
- Tức ngực.
- Hụt hơi.
- Làm việc quá sức và bị choáng váng, thiếu oxy.
- Nhịp tim đập nhanh liên hồi.
- Tiếng thở to, khò khè, thậm chí như tiếng rít.
Một số triệu chứng làm bạn hoang mang, ngay lập tức sẽ có suy nghĩ “Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?”.
Làm thế nào để tìm ra câu trả lời “Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì”?
Nếu bạn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân cho lý do bạn hay bị khó thở. Hãy nhớ lại các trường hợp xảy ra. Tiến hành khám kiểm tra sức khỏe tại các phòng khám, bệnh viện. Khai báo với bác sĩ tất cả tình huống mà bạn gặp phải để họ có thể nắm bắt tổng quan tình hình.
Nếu có thể, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang, chụp CT hoặc các xét nghiệm đặc biệt khác. Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh bên trong lồng ngực. Quan sát để biết liệu có vấn đề gì với phổi của bạn hay không.
- Xét nghiệm máu: Xác định nguyên nhân có phải do tiền sử thiếu máu hoặc các bệnh khác có liên quan.
- Xét nghiệm các chức năng phổi: Chỉ là những bài kiểm tra, cho thấy phổi bạn đang hoạt động một cách ổn định hay không.
- Kiểm tra nhịp tim: Có thể dùng các loại máy vận động. Có thể xác định được lượng oxy cơ thể hấp thụ khi vận động nhiều là bao nhiêu. Ngoài ra còn có thể xác định được lượng CO2 thải ra có tỉ lệ như thế nào với lượng oxy hấp thu.
Nên làm gì khi bị khó thở?
Nếu cảm thấy tình trạng vẫn có thể kiểm soát được. Tiến hành một số biện pháp ở tại nhà để có thể cái thiện việc thường xuyên bị khó thở.
Tập thể dục: Điều hòa củng cố nhịp tim và hoạt động của phổi. Quen với việc vận động nhiều, bạn sẽ không còn bị khó thở khi làm việc nặng nữa.
Thư giãn, thiền: Một số bài tập hít thở có thể giảm tình hô hấp khó khăn. Giúp bạn không còn trạng thái hoang mang và hay tự hỏi “Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì” nữa.
Không hút thuốc: Ngưng ngay việc hút thuốc lại nếu bạn không muốn tình trạng kéo dài.
Tránh hít phải các hóa chất: Có một số loại hóa chất gây kích thích đến phổi. Phổi sẽ bài trừ nó và xuất hiện tình trạng hô hấp khó khăn. Ví dụ: Sơn, khí thải nhà máy, khí thải của phương tiện di chuyển,…
Duy trì trọng lượng cơ thể: Đừng ăn quá nhiều và rồi tăng cân vô tội vạ. Việc phải mang một đống mỡ thừa chính là nguyên nhân phổ biến làm bạn khó thở.
Tránh hoạt động khi trời quá nóng hoặc quá lạnh hoặc khi độ ẩm cao. Nếu bạn bị bệnh phổi, hãy xem dự báo thời tiết, và tìm hiểu mức độ ô nhiễm là bao nhiêu. Tránh ra ngoài khi ô nhiễm không khí cao.
Nguyên nhân bị khó thở khi nằm hoặc bị khó thở khi nằm ngủ
-
Lo lắng, stress: Nhiều người bị khó thở khi nằm xuống do lo lắng, stress hoặc đang trong tình trạng hoảng loạn.
-
Các vấn đề về hệ tiêu hóa: Như dạ dày bị chướng, ợ nóng cũng có thể gây khó thở khi nằm xuống.
Đối tượng nào dễ bị mắc chứng khó thở?
“Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì”, đôi khi phụ thuộc vào từng đối tượng. Mà chúng ta sẽ có những nguyên nhân và triệu chứng khác nhau:
-
Người già: Tuổi cao thường bị suy giảm chức năng phổi, cơ tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt là người trên 65 tuổi. Họ có thể có các vấn đề sức khỏe khác như: bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp. Do đó dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
- Người béo phì: Những người có chỉ số BMI cao hơn 30 có nguy cơ cao bị mắc các bệnh liên quan. Phần lớn là mắc chứng khó thở, hay bị khó thở,… vì họ có cơ thể cần lượng oxy lớn hơn để cung cấp cho các tế bào và mô của mình.
-
Người có sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, thuốc lá điện tử (VAPE), ma t.úy và cồn.
- Người bị dị ứng hoặc hen suyễn: Tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, phấn động vật và các chất hóa học.
- Người làm trong các công nghiệp hóa chất độc hại hoặc trong môi trường ô nhiễm. Làm việc trong công trường xây dựng, các nhà máy hoá chất, chế tạo, sản xuất bột giấy, nông nghiệp, thủy sản,…
-
Những người đang mang thai hoặc mới sinh. Vì sự thay đổi Hormone và trọng lượng của thai nhi trên cơ thể có thể làm tăng nguy cơ bị mắc chứng khó thở.
Các trường hợp khó thở nguy hiểm đến tính mạng
- Quá trình khó thở diễn ra đột ngột, càng lúc càng nặng nề và diễn ra liên tục. Khiến cho người khó thở đến mức không thể nói chuyện hoặc hoạt động được.
- Các triệu chứng khó thở kèm theo đau ngực, đau nửa trên cơ thể, ho, khạc ra máu hoặc cảm giác thiếu oxy trong cơ thể.
- Khó thở xảy ra sau khi bạn đã bị thương hoặc bị bỏng. Tình trạng sẽ dẫn đến khó thở, hơi thở yếu, thậm chí là bất tỉnh.
- Nếu bạn có triệu chứng khó thở kéo dài, tái diễn thường xuyên. Hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác, đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp.
Kết luận
Nếu lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cơ thể, đừng ngại gặp bác sĩ. Vì nếu không chữa trị kịp thời, có thể sẽ gây ra các hậu quả không mong muốn. Vậy là hôm nay chúng ta đã hoàn thành giải đáp cho câu hỏi “Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì”.
Hãy theo dõi bản tin của Drviet để biết thêm nhiều kiến thức mới mỗi ngày nhé!
Sản phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng tại DRVIET: Danh mục
Facebook: https://www.facebook.com/dungcuytedrviet
Sản phẩm khác: https://dungcuykhoadrviet.com